NH3 có độc không? Xử lý khí amoniac như thế nào?
Amoniac (NH3) là chất hóa học tự nhiên trong bầu không khí, như 1 hóa chất nhân tạo cần thiết cho cuộc sống và sản xuất. Ở nhiệt độ phòng thì amoniac là khí không màu, có mùi hăng khai và nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước. Vậy NH3 có độc không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề này.
1. NH3 có độc không?
Bạn đang thắc mắc NH3 có độc không? Muốn biết điều đó, đầu tiên bạn cần phải lưu ý đến nồng độ của nó. NH3 sẽ không độc hại với cơ thể con người nếu trong nồng độ cho phép. Tuy nhiên, nếu quá nồng độ cho phép thì NH3 sẽ gây ra những nguy hiểm như:
Hít phải: Amoniac có tính ăn mòn, tiếp xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Điều này có thể phá hủy đường thở dẫn dẫn đến suy hô hấp. Hít nồng độ thấp hơn thì có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt.
Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc thì da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc là tử vong.
Nuốt phải: Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc thì có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, buồn nôn.
NH3 sẽ rất độc hại nếu quá nồng độ cho phép
2. Xử lý khí amoniac trong công nghiệp
2.1 Hấp thụ khí amoniac bằng tháp đệm
Hệ thống gồm tháp rỗng làm đầy từ những vật liệu khác nhau như gỗ nhựa, kim loại, gốm có hình dạng trụ, cầu, lò xo, lưới đỡ đệm hay ống dẫn khí.
Chất lỏng trong tháp được phân phối đều nhờ sử dụng lưới, màng, vòi phun, bánh xe quay. Và vật liệu đệm khi lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về bề mặt riêng, thể tích, đường kính và tiết diện.
Nguyên lý hoạt động diễn ra là khi chất lỏng đi vào hệ thống, bơm lên bồn để nhằm ổn định lưu lượng, hỗn hợp khí thổi từ dưới lên trên giúp quá trình hấp thụ diễn ra.
Phần khí sau xử lý phát tán ra bên ngoài mà không gây ảnh hưởng đến môi trường. Dung dịch sau khi hấp thụ lưu ở đáy tháp, trung hòa, xử lý và thải ra môi trường
Hệ thống với cấu tạo đơn giản, hiệu quả xử lý tương đối cao được sử dụng trong dòng khí nồng độ thấp với lưu lượng lớn.
Cách xử lý amoniac khá phức tạp
2.2 Hệ thống cyclon kết hợp với tháp hấp thụ
Đây là kỹ thuật xử lý khí thải amoniac từ quá trình sản xuất thu vào thiết bị cyclon. Dưới tác dụng của lực ly tâm, hạt bụi sẽ rơi xuống đáy.
Phần khí di chuyển từ dưới lên và dung dịch hấp thụ sẽ đi từ trên xuống dưới. Pha lỏng và pha khí qua lớp vật liệu đệm phản ứng tạo ra cation hydro, ion clorua và amonihydroxit.
Trước khi đi ra ngoài, dòng khí đi qua thiết bị tách ẩm để đảm bảo không còn hơi nước. Còn phần dung dịch đi ngược xuống đáy, qua ống dẫn vào bể lắng và sẽ được xử lý như nước thải công nghiệp.
3. Mua khí amoniac ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội?
KTK Vietnam - Địa chỉ cung cấp khí NH3 uy tín, giá tốt nhất thị trường
Công ty CP Khí tinh khiết VN là một công ty hàng đầu chuyên cung cấp khí công nghiệp nói chung và dung dịch amoniac nói riêng tại Hà Nội. KTK Vietnam còn cung cấp những sản phẩm khí và các thiết bị về khí có liên quan cho đời sống và công nghiệp.
KTK Vietnam đơn vị cung cấp sản phẩm khí được nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian. Do đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đến với Chúng tôi cả về giá thành cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về NH3 có độc không? Khách hàng có nhu cầu đặt mua khí NH3 thì hãy liên hệ đến hotline: 0984 6886 80.
CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ TINH KHIẾT VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 81 - 83, Tổ 24, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Cụm CN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: 024 3968 7068 - 024 3968 7069
Hotline: 0984 6886 80
Tin cùng danh mục
Hệ thống khí y tế là gì? Tại sao cần phải có hệ thống khí y tế?
Liquid nitrogen mua ở đâu chất lượng, an toàn?
3 điều cần biết khi thi công hệ thống khí y tế
Ứng dụng của khí hiếm trong khoa học và đời sống
Cách khai thác khí thiên nhiên trong tự nhiên
Phương pháp chủ yếu sản xuất n2 trong công nghiệp
Bình khí heli mini giá bao nhiêu?
Hiệu ứng nhà kính là gì? Tìm hiểu các khí gây hiệu ứng nhà kính
Địa chỉ mua bình oxy y tế 40 lít
Nito thể hiện tính oxi hóa