Hiệu ứng nhà kính là gì? Tìm hiểu các khí gây hiệu ứng nhà kính
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến và trải qua hàng loạt những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lũ, động đất, núi lửa phun trào.... gây thiết hạt rất nhiều về vật chất cũng như con người. Mà nguyên nhân lớn nhất của sự biến đổi thời tiết này chính là do hiện tượng nóng lên toàn cầu hay được hiểu là hiệu ứng nhà kính. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Các khí gây hiệu ứng nhà kính là gì? Hãy cùng Khí Tinh Khiết tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khí nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính là gì?
Khí nhà kính là gì? Khí nhà kính (greenhouse gas (GHG hoặc GhG)) là những khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chính - các khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển của Trái Đất bao gồm:
- Hơi nước
- Carbon dioxide (CO2)
- Methan (CH4)
- Dinitơ monoxide (N2O)
- Ozon (O3)
- Các khí CFC
Không chỉ ở Trái Đất mới có khí hiệu ứng nhà kính. Trên thực tế, trong hệ Mặt Trời, bầu khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa khí nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên trong đó một số khí trong khí quyển trái đất - khí nhà kính hoặc các hợp chất như fluorocarbon tạo ra một tầng vách ngăn trong không gian xung quanh hành tinh. Gọi là hiệu ứng nhà kính là bởi tầng vách ngăn này hoạt động như một tấm kính. Nghĩa là chúng cho phép ánh sáng mặt trời đi qua và rọi vào bề mặt đất, nhưng lại cản trở phần lớn nhiệt được phát ra từ bề mặt trái đất ra không gian.
Hiệu ứng nhà kính gây ra việc giữ lại nhiệt trong không khí, làm tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh mà giới khoa học gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên, giúp tạo ra nhiệt độ ở mức con người có thể tồn tại được
Tại sao lại xảy ra hiệu ứng nhà kính?
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C (theo các nghiên cứu khoa hoc trước đó). Do đó, có thể hiểu rằng, hiệu ứng nhà kính giúp cho Trái Đất có nhiệt độ phù hợp và lý tưởng để các loại sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu ứng nhà kính theo tự nhiên, ngày nay chúng ta đã có thêm khái niệm Hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Các hoạt động của con người kể từ khi bắt đầu Cách mạng công nghiệp (khoảng năm 1750) đã tác động mạnh vào sự cân bằng giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời.
Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển, khí thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và sự đô thị hoá. Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch đã tạo ra lượng khí thải như CO2, NOx và SOx, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Sự gia tăng sử dụng phân bón và chất thải hữu cơ trong nông nghiệp cũng tạo ra khí methane (CH4) - chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CO2.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến quá trình hiệu ứng nhà kính mất đi sự cân bằng
Các khí gây hiệu ứng nhà kính
Khí nhà kính là những khí hấp thụ và phát ra bức xạ hồng ngoại trong dải bước sóng do Trái Đất phát ra. Các khí gây hiệu ứng nhà kính này cũng đã được đề cập đến trong Pháp luật Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định như sau:
- Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O),
- Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCS), perfluorocarbons (PFCS), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen, trifluoride (NF3).
Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính
Tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường và con người
Phần lớn các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. Qúa trình này đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tác hại đối với môi trường
Biến đổi khí hậu toàn cầu: Tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiệu ứng này gây ra sự tăng cường của hiện tượng nóng lên, biến đổi thời tiết cực đoan, tăng nguy cơ tạo ra các cơn bão lớn, tác động lên chu kỳ mưa và hạn hán, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của các sự kiện thời tiết bất thường.
Tăng mực nước biển: Tăng nhiệt độ làm nóng các biển và đại dương, dẫn đến sự nở ra của nước biển và tăng mực nước biển. Điều này gây nguy cơ cho các vùng ven biển, gây sự phá hủy đáng kể cho các hệ sinh thái đường bờ và cơ sở hạ tầng cảng biển.
Tan chảy băng tuyết và băng ở các vùng cực: Nhiệt độ tăng làm tan chảy nhanh chóng băng tuyết và băng ở các vùng cực như Cực Bắc và Cực Nam. Sự mất mát này không chỉ làm tăng mực nước biển, có thể dẫn đến nạn hồng thủy mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các loài động và thực vật cư trú tại đây.
Sự biến mất của rừng nhiệt đới: Tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu góp phần vào sự giảm số lượng rừng nhiệt đới, môi trường sống quan trọng cho nhiều loài động và thực vật quý hiếm. Sự tiêu hủy rừng nhiệt đới gây mất mát đa dạng sinh học và gây tác động tiêu cực lớn đến hệ thống sinh thái toàn cầu.
Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước: chất lượng và số lượng của nước sạch, nước tưới tiêu và cho các nhà máy phát điện có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn.
Tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường
Tác hại đối với con người
Tác động đối với sức khỏe: Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Nó cũng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí, gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh hô hấp và bệnh tim mạch.
An ninh lương thực: Biến đổi khí hậu gây ra sự biến đổi trong môi trường đất và khí hậu, làm ảnh hưởng đến sự sản xuất nông nghiệp và gây khó khăn trong việc cung cấp thực phẩm cho dân số đông đúc.
Mất mát nguồn tài nguyên: Sự tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu có thể gây ra mất mát nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, đất và nguồn thực phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống của các cộng đồng dự phòng.
Di dời dân cư: Tăng mực nước biển và các biến đổi môi trường do hiệu ứng nhà kính có thể buộc hàng triệu người phải di dời khỏi nơi cư trú của họ, gây ra vấn đề về di dân và tạo ra thách thức về an ninh và ổn định toàn cầu.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính gây ra một loại các ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và việc biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn. Việt Nam chúng ta đang nằm trong các nước chịu những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thống kê gần đây cho thấy, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, trong 10 năm trở lại đây, đã có 1,7 triệu người di cư ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long vì thiếu đất canh tác, không có việc làm ổn định, tỷ lệ di cư này là gấp hai lần trung bình cả nước.
- Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng 100cm sẽ có: 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long; 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 4,79% diện tích tỉnh Quảng Ninh, 1,47% diện tích đất các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.
- Nếu mực nước biển dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng hơn 2 triệu héc-ta đất trồng lúa (khoảng 50%)
- Nước biển xâm lẫn, nhiễm mặn ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và giảm năng suất lúa, trung bình giảm tới 20% - 25%, thậm chí tới 50%.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về các khí gây hiệu ứng nhà kính cũng như tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây là một vấn đề đang gây ra những hậu quả hiển hiện trước mắt chúng ta, mà chính chúng ta đã và đang cảm nhận được. Do đó, hãy cùng nhau thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiệu hiệu ứng nhà kính.
CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ TINH KHIẾT VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 81 - 83, Tổ 24, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Nhà máy sản xuất: Cụm CN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
- Điện thoại : 024 3 968 7068 - 024 3 968 7069
- Hotline: 0984 6886 80
- Email: khitinhkhietvietnam@gmail.com
Tin cùng danh mục
Hệ thống khí y tế là gì? Tại sao cần phải có hệ thống khí y tế?
Liquid nitrogen mua ở đâu chất lượng, an toàn?
3 điều cần biết khi thi công hệ thống khí y tế
Ứng dụng của khí hiếm trong khoa học và đời sống
Cách khai thác khí thiên nhiên trong tự nhiên
Phương pháp chủ yếu sản xuất n2 trong công nghiệp
Bình khí heli mini giá bao nhiêu?
Địa chỉ mua bình oxy y tế 40 lít
Nito thể hiện tính oxi hóa
Quy trình điều chế SO2 trong công nghiệp